Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kinh tế đối ngoại

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Phòng Kinh tế đối ngoại là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là Giám đốc Sở) thực hiện các mặt công tác như: công tác quản lý nhà nước lĩnh vực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGOs).

Phòng Kinh tế đối ngoại chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Giám đốc Sở; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phó Giám đốc phụ trách trong từng lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc (nếu có).

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

1. Tham mưu giới thiệu, tiếp nhận các dự án có vị trí xác định được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ ngoài các khu công nghiệp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Tham mưu thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh, cấp đổi, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; đăng ký góp vốn, mua cổ phần; cấp phép hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giãn tiến độ; chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.

3. Tham mưu quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

4. Tham mưu quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:

a) Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

b) Giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

5. Tham mưu xây dựng danh mục dự án kêu gọi xã hội hóa hàng năm, tiếp nhận, theo dõi tiến độ triển khai và thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định đối với các dự án này.

6. Tổng hợp tình hình triển khai, kiểm tra, rà soát tiến độ triển khai các dự án được cấp chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giãn tiến độ đầu tư; tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án sau khi cấp chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

7. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách của địa phương có liên quan đến công tác đầu tư; thông báo, hướng dẫn kịp thời, chính xác, đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan về hoạt động đầu tư đến nhà đầu tư.

8. Tham gia tổ chức, phục vụ các sự kiện xúc tiến đầu tư, họp mặt doanh nghiệp, đối thoại doanh nghiệp, các sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh theo sự phân công của Giám đốc Sở.

9. Tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu về đầu tư của tỉnh trên website của Sở; kịp thời đưa tin về tình hình đầu tư lên trang website của Sở.

10. Tham mưu chuẩn bị nội dung họp Hội đồng đầu tư tỉnh (vốn ngoài ngân sách), họp tại Sở liên quan đến đầu tư do Sở chủ trì và có nhiệm vụ làm thư ký tại các cuộc họp này.

11. Thực hiện công tác cải cách hành chính; ISO; kiểm soát thủ tục hành chính có liên quan đến chức năng nhiệm vụ, được giao; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu và tài sản được giao đúng quy định.

12. Có quyền đề nghị các phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở phối hợp cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác để phục vụ tổng hợp báo cáo cho lãnh đạo Sở. 

13. Tổng hợp, thực hiện các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề về tình hình đầu tư; thực hiện báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trong lĩnh vực đầu tư.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.

Tổ chức và biên chế

1. Tổ chức

a) Lãnh đạo Phòng KTĐN: gồm có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng.

b) Các công chức khác theo vị trí việc làm: Quản lý kế hoạch và đầu tư (gồm cả vốn ODA).

c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng KTĐN thực hiện theo quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ.

2. Biên chế        

   Biên chế của Phòng KTĐN do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế công chức của Sở được giao hàng năm.

THÔNG BÁO
BÌNH CHỌN
Đánh giá thái độ tiếp dân của cán bộ Một Cửa
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 0
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 0
    • Tất cả: 0