Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quy hoạch - Kế hoạch Tổng hợp

 

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Phòng Quy hoạch - Kế hoạch tổng hợp là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là Giám đốc Sở) thực hiện các mặt công tác như: tổng hợp về qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội cấp tỉnh-huyện, qui hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 05 năm và hàng năm của tỉnh; kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách nhà nước hàng năm và 05 năm; quản lý về kinh tế tập thể, hợp tác xã; tổng hợp, báo cáo, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; quản lý hội đối với Liên minh Hợp tác xã tỉnh; quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ của Sở.

Phòng Quy hoạch-Kế hoạch tổng hợp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Giám đốc Sở; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phó Giám đốc phụ trách trong từng lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc (nếu có).

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

1. Về quy hoạch

a) Tham mưu lãnh đạo Sở trong việc cho chủ trương, lập, thẩm định và công bố, triển khai thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh.

b) Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình lập, thẩm định, triển khai thực hiện và điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh đã được phê duyệt.

2) Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

a) Tham mưu thực hiện các bước trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 05 năm và hàng năm của tỉnh, trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng. Tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế-xã hội cho các sở, ngành, cấp huyện thực hiện; đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện kế hoạch;

b) Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh;

c) Hướng dẫn và giám sát việc lập và thực hiện kế hoạch của các sở, ngành, cấp huyện phù hợp với kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt;

d) Đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước theo yêu cầu.

3. Về đầu tư công

a) Tham mưu Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực. Tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách nhà nước cho các sở, ngành, cấp huyện thực hiện.

b) Tham mưu Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh;

c) Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm và 05 năm theo qui định của pháp luật.

4. Về kinh tế tập thể, hợp tác xã

a) Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã,; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã có tính chất liên ngành;

c) Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

5) Tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với Liên minh Hợp tác xã tỉnh; quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ của Sở.

6) Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của tỉnh. Theo dõi, tham mưu thực hiện công tác phối hợp các vùng kinh tế trọng điểm.

7. Công tác tổng hợp, báo cáo

a) Thực hiện các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Trung ương cũng như Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh theo lĩnh vực được phân công.

b) Tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm về tình hình kinh tế - xã hội, An ninh quốc phòng của tỉnh.

c) Theo dõi tiến độ báo cáo của các huyện, thành phố làm cơ sở cho công tác tổng kết thi đua khối huyện, thành phố.

8. Làm việc trực tiếp với các phòng nghiệp vụ có liên quan đến kế hoạch của các sở, ban, ngành tỉnh. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố về các nội dung xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước và báo cáo thống kê định kỳ.

9. Có quyền đề nghị các phòng nghiệp vụ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác để xây dựng kế hoạch, báo cáo, thống kê và thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Giám đốc Sở.

10. Tham gia đóng góp ý kiến các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, các cân đối tổng hợp có liên quan.

11. Tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu về kinh tế-xã hội, đầu tư công, kinh tế tập thể trên website của Sở; kịp thời đưa tin tức hàng tháng lên trang website của Sở.

12. Tham mưu chuẩn bị nội dung họp Hội đồng đầu tư tỉnh (vốn đầu tư công), đồng thời tham mưu dự thảo kết luận của chủ tịch Hội đồng đầu tư tỉnh.

13. Thực hiện công tác cải cách hành chính; ISO; có liên quan đến chức năng nhiệm vụ được giao; Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu và tài sản được giao đúng quy định.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.

Tổ chức và biên chế

1. Tổ chức

a) Lãnh đạo Phòng QH-KTTH: gồm có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng.

b) Các công chức khác theo vị trí việc làm: Quản lý quy hoạch, kế hoạch kinh tế- xã hội, thẩm định chủ trương đầu tư, kinh tế tập thể.

c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng QH-KTTH thực hiện theo quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ.

2. Biên chế

Biên chế của Phòng QH-KTTH do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế công chức của Sở được giao hàng năm.

THÔNG BÁO
BÌNH CHỌN
Đánh giá thái độ tiếp dân của cán bộ Một Cửa
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 0
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 0
    • Tất cả: 0