Triển khai thực hiện công tác kiểm soát xung đột lợi ích năm 2023
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 134/2021/NĐ- CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 14/6/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Kế hoạch 841 /KH-SKHĐT về việc triển khai thực hiện công tác kiểm soát xung đột lợi ích năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Mục đích

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về kiểm soát xung đột lợi ích.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và người đứng đầu của các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm soát xung đột lợi ích; làm tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản các cấp.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt, hiệu quả công tác kiểm soát xung đột lợi ích tại quan.

- Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác kiểm soát xung đột lợi ích và Phòng, chống tham nhũng.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát xung đột lợi ích song song với công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), trong đó xác định phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi, dấu hiệu xác định có xung đột lợi ích.

- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Luật PCTN và các quy định của phập luật, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về kiểm soát xung đột lợi ích.

- Tăng cường kiểm tra trách nhiệm, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện các hành vi, dấu hiệu về xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1.  Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền quán triệt các văn bản có liên quan đến kiểm soát xung đột lợi ích

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,  chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN và kiểm soát xung đột lợi ích; trong đó, tập trung tuyên truyền phổ biến Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ- CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, xử lý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân doanh nghiệp trong giải quyết công việc...

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác học tập, quán triệt, triển khai chỉ thị, nghị quyết của Đảng; tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của CBCCVCNLĐ về tầm quan trọng của nghiên cứu, học tập lý luận chính trị, đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu; xây dựng chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ, thường xuyên đối với công chức,viên chức lãnh đạo, quản lý. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm việc phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt đảng, gắn với việc tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương của đảng viên, CBCCVCNLĐ; thường xuyên theo dõi, kịp thời xem xét, gợi ý, chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm ở những nơi có biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, biểu hiện lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, dư luận bức xúc, có biểu có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; đồng thời chú trọng kiểm tra, giám sát sửa chữa, khắc phục khuyết điểm của cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thực hiện các giải pháp phòng, ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật và quản lý Nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý, đảm bảo phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực và tạo sự thống nhất, khả thi, hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Giải quyết kịp thời các đơn thư, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân từ cơ sở, nhất là tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài (nếu có). Tổ chức thực hiện việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất đúng quy định để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của Nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, liêm khiết, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền về công tác cán bộ; kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ, nhất là người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đảm bảo công khai, dân chủ để lựa chọn, sử dụng, bổ nhiệm những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện nghiêm việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền. Phân biệt rõ hành vi sai phạm của cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung để khuyến khích và bảo vệ.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm quyền lực được thực hiện đúng đắn, có hiệu lực, lành mạnh và việc kiểm soát quyền lực có hiệu quả; các cơ quan thanh tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra Đảng và các cơ quan nội chính thường xuyên tiếp thu kiến nghị, phản ánh của Nhân dân, kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị, qua đó góp phần ngăn ngừa tha hóa quyền lực, lạm quyền, lộng quyền và tạo mọi điều kiện để người dân dễ dàng, thuận lợi trong tiếp cận thông tin về hoạt động của Nhà nước, đặc biệt là những thông tin về những quyết định liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Việc công khai, minh bạch buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền phải thực hiện đúng đắn, nghiêm túc, công bằng các quyền hạn được giao, phải giải trình đầy đủ những vấn đề liên quan đến việc thực thi quyền hạn khi có yêu cầu.

3. Trách nhiệm của ngưòi đứng đầu trong kiểm soát xung đột lợi ích

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và người đứng đầu của các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở trong công tác kiểm soát xung đột lợi ích; chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn tại cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Điều 23 của Luật Phòng, chống tham và các Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và Trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở có trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích và Kế hoạch này đến toàn thể CBCCVC thuộc phạm vi quản lý; tổ chức triển khai, thực hiện kịp thời, nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích và Kế hoạch này trong năm 2023.

2. Các phòng,  trung tâm thuộc Sở có trách nhiệm báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin về xung đột lợi ích phát sinh tại đơn vị mình về Văn phòng Sở để nghiên cứu, tham mưu Giám đốc Sở kiểm soát, xử lý xung đột lợi ích theo quy định của pháp luật.

3. Các phòng, trung tâm có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch này trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Thanh tra Sở để tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

4. Giao Thanh tra Sở chủ trì theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; kịp thời phản ánh với Lãnh đạo Sở những khó khăn, vướng mắc, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; tham mưu Lãnh đạo Sở thực hiện báo cáo  kết quả thực hiện theo quy định./.


Nguyễn Công Khanh
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1