THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN CHÍNH PHỦ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG THÁNG 6/2023
Ngày 04/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023

Ngày 04/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023.

Tại điểm cầu Long An, có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Được - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Út - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu tỉnh Long An

 

Phiên họp tâm trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ, giảm pháp trọng tâm trong thời gian tới; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; báo cáo việc huy động nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và tỷ lệ vay lại vốn vay nước ngoài của các dự án vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát biểu khai mạc Hội Nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi được nửa chặng đường của năm 2023, đồng thời cũng đi được nửa nhiệm kỳ 2021-2025. Bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát đã hạ nhiệt nhưng nền kinh tế lớn tiếp tục đối mặt với tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp, nguy cơ suy thoái đã hiện hiện hữu tại một số quốc gia; tổng cầu giảm mạnh, đầu tư thấp, trong khi chi phí vốn cao, nợ công, nợ doanh nghiệp và hàng rào bảo hộ tăng; nhiều nước vẫn duy trỉ chính sách kinh tế thắt chặt, ảnh hưởng đến. Xung đột Nga - Ucraina ngày càng phức tạp, rủi ro bất ổn khu vực và cạnh tranh chiến lược gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu phức tập, khó lường.

Trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, tình hình kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm diễn ra khá tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 3,29% so với cùng kỳ. Vốn FDI đăng ký quý II đạt gần 8 tỷ USD, tăng gần 50% so với quý I (khoảng 5,4 tỷ USD). Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục chuyển biến. Giá trị tăng thêm 6 tháng tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước 6 tháng đầu năm tăng 10,9% so với cùng kỳ. Các vấn đề tồn đọng, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ, nhất là về thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, dự án đầu tư,… đã được cũng cố niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, bước đầu tạo chuyển biến tích cực, góp phần khơi thông dòng tiền, nguồn lực của nền kinh tế. Các lĩnh vực văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục, đào tạo được tập trung triển khai và đạt nhiều kết quả. Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc như: tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với kế hoạch đề ra, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, sức chống chịu của doanh nghiệp còn hạn chế, tình trạng cắt giảm lao động tăng, rủi ro dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố cần khắc phục những hạn chế, khuyết điểm 6 tháng đầu năm 2023, từ đó đưa ra các giải pháp trọng tâm, định hướng nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023 đã đề ra. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm như sau:

1/ Tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình trong và ngoài nước; chủ động phân tích, dự báo, xây dựng kịch bản, phương án điều hành kịp thời, hiệu quả.

2/ Siết chặt kỹ luật, kỹ cương hành chính, đẩy mạnh cải cái thủ tục hành chính.

3/ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm các thị trường mới.

4/ Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các công trình hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, chương trình phục hồi KTXH, chương trình MTQG.

5/ Chủ động giải quyết vướng mắc vật liệu xây dựng cho các công trình cao tốc.

6/ Tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng: đầu tư – tiêu dùng – xuất khẩu.

7/ Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp kịp thời, thiết thực, hiệu quả.

8/ Chú trọng an sinh xã hội, việc làm và đời sống của nhân dân, cụ thể tăng lương và kiểm soát giá.

9/Thúc đẩy lĩnh vực văn hóa xã hội: y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ….

10/ Tăng cường phòng chống tham nhũng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

 

Trần Nguyễn Trường Phúc


Trần Nguyễn Trường Phúc
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1